Nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện Chương trình OCOP năm 2023 đảm bảo đúng tiến độ thời gian và hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho thanh niên. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP, giới thiệu cho đoàn viên, thanh niên các bước xây dựng sản phẩm OCOP, sự cần thiết, lịch sử, nguyên tắc của OCOP, nội dung Chương trình OCOP, những hỗ trợ của nhà nước…. để đoàn viên, hội viên thanh niên và người dân tại địa phương nắm thực hiện có hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Trong năm 2023, Ban Thường vụ Huyện đoàn Cầu Ngang đã tổ chức họp triển khai kế hoạch thực hiện chương trình OCOP năm 2023 cho các cơ sở Đoàn trực thuộc có 24 đồng chí tham dự. Đồng thời chọn và định hướng chỉ đạo Đoàn xã Mỹ Long Nam hỗ trợ anh Nguyễn Văn Bao sinh năm 1987, ấp Nhì, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh xây dựng, quảng bá và giới thiệu sản phẩm Mật ong rừng bần Bao Tươi tiến tới hoàn chỉnh các hồ sơ xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm đạt chuẩn OCOP trong thanh niên tại địa phương.
Ban Thường vụ Huyện đoàn triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP năm 2023
* Sơ lược về sản phẩm Mật ong rừng bần Bao Tươi
Một trong những sản vật nổi tiếng từ rừng chính là mật ong. Mật ong rừng chỉ có theo mùa chứ không như mật ong nuôi. Nhận thấy mật ong rừng chính là sản vật quý hiếm mà tự nhiên đã mang đến cho con người, nó được sử dụng trong rất nhiều hoạt động của đời sống hàng ngày như nấu ăn, đồ uống, làm đẹp, chữa bệnh… đem lại rất nhiều lợi ích cho con người. Mật ong rừng tự nhiên luôn được săn tìm vì có chất lượng gần như là hoàn hảo do ong sống trong rừng, hút mật của những bông hoa tự nhiên không bị ảnh hưởng bởi những tác động của con người (như hoa nhiễm thuốc bảo vệ thực vật chẳng hạn). Xuất phát từ lợi thế của mình hộ anh Nguyễn Văn Bao sinh sống tại bờ biển ấp Nhì, xã Mỹ Long Nam, đã quen với việc vào rừng bần để tìm mật ong rừng. Chính vì thế anh đã nảy sinh ý tưởng sản xuất mật ong rừng bần nguyên chất để hướng đến xây dựng sản phẩm OCOP tại địa phương. Để tạo ra sản phẩm mật ong rừng bần Bao Tươi, hộ anh Nguyễn Văn Bao phải đi lấy mật từ rừng bần của biển Mỹ Long về và tiến hành sơ chế mật ong sau khi sơ chế và đóng chai anh đã cho ra sản phẩm Mật ong rừng bần Bao Tươi với giá 550.000 đồng/lít mật ong. Đây là sản phẩm đã được Hội đồng cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đạt hạng 3 sao và được Uỷ ban nhân dân huyện Cầu Ngang cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao.
Hoạt động tuyên truyền, triển khai, quảng bá sản phẩm Mật ong rừng bần Bao tươi của Đoàn xã Mỹ Long Nam
Sản phẩm Mật ong rừng bần Bao Tươi
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Huyện đoàn chỉ đạo các Đoàn xã, thị trấn tiến hành rà soát sản phẩm lợi thế của địa phương để vận động ĐVTN tham gia thực hiện chương trình OCOP nhằm tìm ra sản phẩm đạt hiệu quả; tổ chức triển khai trong đoàn viên, thanh niên tại địa phương để đoàn viên, thanh niên nắm được cách thực hiện chương trình nhằm thực hiện đạt hiệu quả sản phẩm Chương trình OCOP và quảng bá các sản phẩm OCOP của địa phương. Kết quả, qua triển khai có 24 sản phẩm chủ lực của địa phương được định hướng hoàn thiện để thực hiện sản phẩm OCOP năm 2023 và được Hội đồng cấp huyện đăng ký hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đến Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm cấp tỉnh xem xét. Kết quả hiện toàn huyện có 9 sản phẩm (6 sản phẩm 3 sao và 3 sản phẩm 4 sao) được công nhận đạt chuẩn OCOP lần 1 năm 2023 (Cua thịt xã Hiệp Mỹ Tây; Hẹ tươi Hợp tác xã Nông nghiệp Quyết Thắng xã Hiệp Mỹ Tây; Bún tươi xã Mỹ Hoà; Gạo ngon Trường Bắn của Hợp tác xã Nông nghiệp Trường Bắn; Mật ong rừng bần bao tươi xã Mỹ Long Nam; Sò quyết thịt Hợp tác xã Thuỷ sản Đoàn kết; Bánh tét Ngủ Phúc, Bánh tét Ngót, Bánh tét Thập cẩm xã Kim Hoà).
Hướng tới, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần mở rộng thị trường và nâng cao lợi nhuận cho chủ thể, các cấp bộ Đoàn trong huyện tiếp tục hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tạo điều kiện tối đa cho các chủ thể tham gia xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ, triển lãm…; hỗ trợ giới thiệu, bán sản phẩm OCOP liên kết với hoạt động du lịch trong và ngoài huyện. Đặc biệt là tập trung nâng cao chất lượng và sản lượng sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường; gắn với phát triển các sản phẩm có tiềm năng ở các xã, thị trấn đạt sản phẩm OCOP. Khuyến khích phát triển liên kết tiêu thụ sản phẩm tiến tới hoàn thiện tiêu chuẩn hóa sản phẩm thành sản phẩm OCOP.
HUYỆN ĐOÀN CẦU NGANG