“.::CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN TRANG THÔNG TIN TUỔI TRẺ HUYỆN CẦU NGANG ::.”

CẦU NGANG HỖ TRỢ DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN NĂM 2024

Những năm gần đây, nghề nuôi cua phát triển nhanh về diện tích, sản lượng, theo hướng sản xuất hàng hoá, phục vụ xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập cho người nuôi. Tuy nhiên, hiện tại việc nuôi cua trên địa bàn huyện cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; trong đó có diễn biến bất lợi của thời tiết, môi trường, dịch bệnh xuất hiện thường xuyên vào thời điểm giao mùa, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi cua.

Xuất phát từ thực tế đó, đồng thời nhằm khắc phục được khó khăn cơ bản nhất là “được mùa – mất giá”, anh Nguyễn Thành Quốc, sinh năm 1988 đoàn viên ấp Sóc Giụp, xã Long Sơn đã nghiên cứu, áp dụng mô hình “Nuôi cua trong hộp nhựa tạo gạch” đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

So với cách nuôi cua truyền thống, hình thức nuôi trong hộp nhựa đòi hỏi người nuôi phải kiểm soát chặt chẽ từ khâu xử lý nước, sức khỏe cua nuôi đến việc cho ăn, vệ sinh hộp nhựa. Tuy nhiên, nuôi cua trong hộp nhựa lại có ưu điểm lớn là không cần nhiều diện tích đất, người nuôi có thể kiểm soát được số lượng cua nuôi, kiểm soát được dịch bệnh, thu hoạch chủ động để bán được giá cao nhất. Mô hình nuôi cua trong hộp nhựa của anh Nguyễn Thành Quốc đã mở ra hướng đi mới cho ĐVTN ở địa phương

Chia sẻ bí quyết giúp các vụ nuôi của anh Quốc luôn thành công, anh Nguyễn Thành Quốc cho rằng, cua được chọn nuôi là những con cua khỏe, có sức sống tốt nên tỷ lệ hao hụt rất ít. Xuyên suốt quá trình này, cua nuôi sẽ được theo dõi sức khỏe, độ nhạy bắt mồi hằng ngày thông qua ghi chép để có điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, Nguồn thức ăn cho cua cũng có sẵn ở địa phương nên rất dễ tìm như: Cá phi, vẹm, ốc. Đầu tiên, anh Quốc mua cua giống về nuôi trong hồ, khi cua trong hồ nuôi khoảng 1 đến 2 tháng ( khoảng 200 gam ) cho vô hộp nhựa lên cốp tạo gạch đồng thời bổ sung thức ăn từ cá vụn hoặc ba khía nhằm tăng gạch cho cua và màu gạch đẹp hơn (khoảng 10-15 ngày) xuất bán. Hiện với 300 hộp nhựa dùng để nuôi cua, anh Quốc áp dụng công thức nuôi theo kiểu xoay vòng từng lô, đảm bảo ngày nào cũng có cua bán ra thị trường. Từ cách làm này, gia đình chị đã chủ động được việc xuất bán cua thương phẩm vào thời điểm hút hàng giá cao. Mỗi lô cua nuôi trung bình sẽ từ 10 – 15 ngày là có thể xuất bán, lợi nhuận từ mô hình mang lại hàng tháng từ 20-50 triệu đồng.

Từ thành công bước đầu, hiện tại anh Quốc tiếp tục nhân rộng mô hình ra thêm 600 hộp để cung ứng cho khách hàng. Về lâu dài, anh sẽ đầu tư hộp nhựa, đồng thời hướng dẫn ĐVTN  địa phương cách thức nuôi để nhân rộng mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở địa phương, giúp ĐVTN phát triển kinh tế gia đình một cách hiệu quả.

Nhận thấy đây là mô hình hiệu quả mang lại kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn huyện Cầu Ngang. Ban Thường vụ Huyện đoàn đánh giá cao dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo này. Để tạo động lực khuyến khích, hiện thực nhân rộng quy mô giúp cho dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của anh Nguyễn Thành Quốc. Trong năm 2024, Ban Thường vụ Huyện đoàn phối hợp với các ngành liên quan tập huấn hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Huyện đoàn thành lập đoàn đến thăm thực tế mô hình, hỗ trợ số tiền 5 triệu đồng để động viên, khích lệ tinh thần, tạo động lực để anh Quốc tiếp tục nhân rộng và phát huy hiệu quả mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn huyện. Đồng thời, Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện làm hồ sơ hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm với số tiền 50 triệu đồng cho đoàn viên Nguyễn Thành Quốc vay vốn mở rộng mô hình.

Trong thời gian tới, Ban Thường vụ Huyện đoàn sẽ tiếp tục rà soát thêm nhiều dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong đoàn viên thanh niên, nhằm đồng hành với các ý tưởng mang tính khả thi, hiệu quả cao của đoàn viên thanh niên để hiện thực hoá ý tưởng một cách hiệu quả nhất.

HUYỆN ĐOÀN CẦU NGANG

TRA CỨU THÔNG TIN

Từ khoá: Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn