Nhằm đẩy mạnh thực hiện phong trào đồng hành cùng thanh niên trong lập thân, lập nghiệp. Trong thời gian qua, Ban Thường vụ Huyện đoàn chỉ đạo các cơ sở Đoàn rà soát hiện trạng mô hình, mạnh dạn loại bỏ những mô hình không còn hiệu quả, đồng thời nghiên cứu thành lập những mô hình có khả năng nhân rộng giúp cho ĐVTN phát triển kinh tế. Trong năm 2023, Huyện đoàn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tham mưu Ủy ban nhân dân huyện, Tỉnh đoàn Trà Vinh tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ cho thanh có nhu cầu vay vốn từ nguồn vốn giải quyết việc làm năm 2023 (gồm nuôi bò sinh sản, trồng màu, nuôi tôm và mua bán kinh doanh) cho 35 ĐVTN các đơn vị: Trường Thọ, Vinh Kim, Hiệp Mỹ Đông, Long Sơn, Mỹ Long Nam vay vốn với số tiền 1,4 tỷ đồng giúp ĐVTN phát triển kinh tế gia đình tại địa phương.
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Huyện đoàn chỉ đạo cơ sở Đoàn tiếp tục duy trì hiệu quả phong trào tiết kiệm tích lũy, góp vốn xoay vòng trong ĐVTN để hỗ trợ nhau phát triển sản xuất. Tổng số dư nợ do Đoàn quản lý 72 tỷ 238 triệu đồng với 2.588 hộ vay. Đồng thời, các cơ sở Đoàn hàng tháng thực hiện tốt mô hình góp vốn xoay vòng với số tiền 97 triệu giải quyết cho 47 đoàn viên mượn phát triển kinh tế gia đình.
Hiện toàn huyện có 2 tổ hợp tác và 09 mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên hoạt động tương đối hiệu quả, cụ thể: Tổ hợp tác trồng màu trên đất Giồng Cát ấp Huyền Đức, xã Long Sơn, gồm 15 thành viên đã hỗ trợ vay vốn số tiền 516 triệu đồng;Tổ hợp tác trồng màu kết hợp nuôi bò sinh sản ấp Lạc Hoà, xã Thạnh Hòa Sơn có 43 thành viên, hiện tổ hợp tác đã tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội dư nợ 2.000.500.000 đồng; Mô hình nuôi bò sinh sản ấp Tân Lập, xã Long Sơn có 9 thành viên đã giải ngân số vốn 273 triệu đồng; Mô hình nuôi bò sinh sản ấp Long Hanh, xã Long Sơn có 9 thành viên đã giải ngân số vốn 285 triệu đồng; Mô hình nuôi bò sinh sản ấp Sơn Lang, xã Long Sơn có 9 thành viên viên đã giải ngân số vốn 380 triệu đồng; Mô hình nuôi bò sinh sản ấp Cái Già, xã Hiệp Mỹ Đông có 6 thành viên đã giải ngân số vốn 240 triệu đồng; Mô hình nuôi bò sinh sản ấp Khúc Ngay, xã Hiệp Mỹ Đông có 11 thành viên đã giải ngân số vốn 500 triệu đồng; Mô hình nuôi bò sinh sản ấp Cái Già Bến, xã Hiệp Mỹ Đông có 9 thành viên đã giải ngân số vốn 430 triệu đồng; Mô hình nuôi bò sinh sản ấp Trà Kim, xã Thuận Hòa có 6 thành viên đã giải ngân số vốn 240 triệu đồng; Mô hình giúp thanh niên phát triển kinh tế gắn với giải quyết việc làm- xuất khẩu lao động của Đoàn xã Trường Thọ; Mô hình sản xuất tranh nhôm thân thiện với môi trường của Đ/c Nguyễn Khắc Vinh, Bí thư Đoàn xã Vinh Kim.
* Một số hình ảnh mô hình phát triển kinh tế của thanh niên trên địa bàn huyện Cầu Ngang
Mô hình nuôi bò sinh sản của đoàn viên ấp Cái Già Bến, xã Hiệp Mỹ Đông
Mô hình nuôi bò sinh sản của đoàn viên ấp Tân Lập, xã Long Sơn
Tổ hợp tác trồng màu kết hợp nuôi bò sinh sản của đoàn viên ấp Lạc Hoà, xã Thạnh Hòa Sơn
Tổ hợp tác trồng màu trên đất Giồng Cát ấp Huyền Đức, xã Long Sơn
Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, các cấp bộ Đoàn trong huyện tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nhân rộng các mô hình tiêu biểu, tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên tham gia phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương góp phần thực hiện tốt công tác đoàn kết tập hợp thanh niên trên địa bàn huyện Cầu Ngang.
HUYỆN ĐOÀN CẦU NGANG